Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Giả thuyết về nước mắm Việt Nam đến từ La Mã cổ đại qua con đường tơ lụa

Một loạt các loại nước mắm có thể được tìm thấy trên khắp châu Á, và theo các chuyên gia, chúng rất giống với một loại gia vị của La Mã cổ đại được gọi là garum.

Giả thuyết về nước mắm Việt Nam đến từ La Mã cổ đại qua con đường tơ lụa
Giả thuyết về nước mắm Việt Nam đến từ La Mã cổ đại qua con đường tơ lụa

Theo nhà sử học thực phẩm Giorgio Franchetti, món nước mắm của Việt Nam được làm từ cá lên men, thường là cá cơm và muối, có sự tương đồng về hương vị, thành phần và kết cấu với nước mắm garum được sản xuất lần đầu tiên vào khoảng năm 100 trước công nguyên.

Giorgio Franchetti là một học giả về lịch sử La Mã cổ đại và là tác giả của cuốn sách Dining with the Ancient Romans. Ông cho biết không chỉ nước mắm của Việt Nam mà các loại nước chấm làm từ cá tương tự khác của châu Á cũng giống với garum của La Mã cổ đại, như là Prahok của Cambodia, patis của Philippines, nam pla của Thái Lan và gyosho của Nhật Bản. Garum là một sản phẩm có hương vị mạnh mẽ và đắt tiền được làm bằng các lớp muối và cá ngâm trong các thùng chứa – chủ yếu là cá ngừ, cá hồi, cá cơm, cá mòi, máu cá và các bộ phận bên trong.

Theo South China Morning Post đưa tin, ông Franchetti cho biết, Garum và các loại nước sốt tương tự có thể đã đi đến châu Á ngay cả trước khi đế chế La Mã trỗi dậy, được vận chuyển bởi những người du hành từ Hy Lạp cổ đại, hoặc dọc theo Con đường tơ lụa sau đó. Ngoài ra, ông còn nói rằng theo một giả thuyết khác, có một tuyến đường trực tiếp đến châu Á thông qua Mesopotamia, nơi nước sốt cá lên men phổ biến từ 3,000 năm trước công nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét