Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-Ta (Nhật Bản) đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP). Các hoạt động làng nghề của mỗi địa phương đều hướng đến mục tiêu phát triển chung của cả nước, chất lượng sản phẩm được nâng cao phù hợp với thị hiếu và tiêu chuẩn trong và ngoài nước khiến thị trường được giữ vững và mở rộng, kinh tế của mỗi xã, mỗi làng của Nhật Bản ngày càng lớn mạnh.
Còn tại Thái Lan, để kích thích phát triển làng nghề, năm 1999 Chính phủ đã phát động phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, hỗ trợ cho mỗi làng nghề làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng, có chất lượng cao và cũng đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Nhiều sản phẩm làng nghề đã tham gia XK vào các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ, Châu Âu đem lại giá trị cao.
Tại Việt Nam, với bài học rút ra từ kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan là: Những sản phẩm làng nghề của họ luôn đổi mới, luôn được nâng cao chất lượng, được quảng bá qua các gian hàng hấp dẫn tại nhiều nơi. Bên cạnh việc tập trung đào tạo kiến thức về nghề, họ tập trung đào tạo kiến thức về thị trường, gắn liền với DN để phát triển. Đặc biệt, Chính phủ các nước này đều có chính sách rất hiệu quả nhằm giúp các địa phương quyết tâm thực hiện chương trình, từ đó thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân làng nghề.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét